CMS là gì? Vì sao đây là nền tảng được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế web

Thuật ngữ CMS là gì và các thông tin liên quan

Khi tìm hiểu về các nền tảng thiết kế website, bạn sẽ thường nghe đến thuật ngữ CMS. Tuy nhiên nền tảng CMS là gì? Vì sao đây là nền tảng được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế web?

Cùng tìm hiểu chi tiết!

1. CMS là gì?

CMS (Content Management System) là ứng dụng phần mềm máy tính được sử dụng để quản lý những nội dung số như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video… Có rất nhiều kiểu CMS như W-CMS, E-CMS, T-CMS, P-CMS,… nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung đến W-CMS, tức là Website CMS.

Với CMS, người dùng có thể quản lý website một cách dễ dàng mà không cần phải có kiến thức về ngôn ngữ lập trình. Một số nền tảng CMS phổ biến nhất hiện nay là WordPress, Joomla, Webflow, Drupal và Magento…

Một hệ thống quản lý nội dung CMS sẽ bao gồm 2 yếu tố cốt lõi:

  • Ứng dụng quản lý nội dung (CMA): Là một giao diện đồ họa cho phép bạn thêm thêm, sửa đổi và xóa nội dung… trên website một cách dễ dàng mà không cần có kiến thức về HTML.
  • Ứng dụng phân phối nội dung (CDA): Là ứng dụng phân phối nội dung có nhiệm vụ lưu trữ nội dung vào CMA và hiển thị cho người dùng truy cập.

2. Phân loại CMS

Nền tảng CMS được chia thành 3 loại khác nhau:

  • CMS mã nguồn mở: Nền tảng này hỗ trợ đầy đủ các tính năng để quản lý website bằng cách sử dụng các plugin hoặc các phiên bản mở rộng… Nền tảng CMS mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay là: WordPress, Prestashop, Drupal,…
  • CMS tự code: Đây là nền tảng mà người dùng sẽ phải tự viết ra các mã code với chức năng riêng biệt, sau đó tích hợp vào website. Nền tảng CMS này đòi hỏi người dùng phải có các kiến thức về kỹ thuật lập trình.
  • CMS dựng sẵn: Với nền tảng CMS này người dùng sẽ không thể tùy chỉnh mã nguồn, mà chỉ được sử dụng các công cụ quản lý nội dung được tích hợp sẵn từ nhà cung cấp.

3. Các chức năng cơ bản của CMS

Hệ quản trị nội dung CMS sẽ có các chức năng chính như:

  • Tạo và xuất bản nội dung trực tuyến
  • Trình soạn thảo WYSIWYG, phổ biến được dùng trong website
  • Chế độ quản trị, quản lý người dùng
  • Tìm kiếm và lập danh mục
  • Lưu trữ nội dung
  • Chỉnh sửa giao diện
  • Quản lý ảnh và các liên kết (URL)

4. Ưu điểm của việc sử dụng nền tảng CMS trong việc thiết kế web

Giao diện trực quan, đơn giản: CMS là nền tảng phát triển và cập nhật website dễ dàng và nhanh chóng nhất. Với giao diện trực quan, đơn giản hỗ trợ người dùng có thể linh hoạt tạo, quản lý hoặc sửa đổi nội dung của trang web.
Dễ sử dụng: Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nền tảng CMS với các chức năng cơ bản như viết và xuất bản nội dung cũng như thêm phương tiện hình ảnh, video… mà không cần phải sử dụng các dòng lệnh, mã code.
Tích hợp thêm các tính năng bằng Plugin hoặc Extensions: Bạn có thể cài đặt thêm các tính năng mới cho website bằng cách sử dụng Plugin hoặc những tiện ích mở rộng.
Phân quyền quản trị: Bạn có thể phân quyền quản trị cho các thành viên bằng những vai trò khác nhau như: Subscriber, Contributor, Author, Editor…
Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Nền tảng CMS hỗ trợ sử dụng đa ngôn ngữ. Vì vậy người dùng có thể dễ dàng làm việc và thao tác thiết kế web bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Có các phiên bản sử dụng miễn phí: Hầu hết các nền tảng CMS đều có các phiên bản sử dụng miễn phí. Nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc cần thiết kế website với một vài tính năng đơn giản, bạn có thể sử dụng các phiên bản miễn phí trên nền tảng CMS.
Tối ưu SEO đơn giản: Các nền tảng CMS sẽ có một số các plugin được tích hợp, hỗ trợ cho việc tối ưu SEO trong bài viết, hình ảnh của website

5. Nhược điểm khi sử dụng CMS

Phụ thuộc vào Plugin và Widget: Để thêm các tính năng cho website, người dùng sẽ phải sử dụng Plugin và Widget phù hợp. Đồng thời, bạn sẽ tốn một khoản chi phí khi sử dụng các Plugin và Widget trong website.
Tốc độ tải trang: Các nền tảng CMS thường có tốc độ tải trang khá chậm, bạn cần phải tùy chỉnh tích hợp các chức năng cần thiết để không ảnh hưởng đến tốc độ truy cập website.
Chính sách bảo mật còn hạn chế: Mỗi nền tảng CMS đều sẽ có các tính năng và khả năng bảo mật khác nhau. Tuy nhiên để bảo mật nội dung và và cơ sở dữ liệu của trang web thì bạn cần tích hợp thêm các plugin có chức năng bảo mật trong website.

6. Một số nền tảng CMS phổ biến nhất hiện nay

Theo thống kê về các trang web CMS thì WordPress chiếm 64,9% thị phần, Joomla (3,2%), Squarespace (2,6%) và Wix (2,6%).

6.1 WordPress

WordPress là nền tảng mã nguồn mở, với hàng ngàn các chủ đề và plugin WordPress theo các phiên bản trả phí và miễn phí. Các tính năng này hỗ trợ bạn thiết kế lên một website hoàn chỉnh. Người dùng không cần có kiến ​​thức về HTML cũng có thể thêm và chỉnh sửa nội dung trong WordPress.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giải pháp WordPress được tích hợp của MMGROUP. Giải pháp này được xây dựng dựa trên nền tảng WordPress, được tích hợp nhiều plugin, hỗ trợ bạn thiết kế website từ cơ bản đến nâng cao với chi phí tối ưu nhất.

Giải pháp WordPress được tích hợp – Bộ công cụ thiết kế website hoàn chỉnh cho mọi doanh nghiệp

Giải pháp được thiết kế dựa trên lợi thế tích hợp mạnh, linh hoạt chuyển đổi và mở rộng trong tương lai của công nghệ đám mây. Chúng tôi định nghĩa nó như một giải pháp, bởi:

📌 Các giải pháp được chứng thực bởi hàng triệu người dùng toàn cầu: WordPress, Hostinger, GoDaddy, Elementor, AIO SEO, MegaMenu, Google Cloud… và nhiều hơn thế nữa!

📌 Trang bị đủ “đồ nghề” cho bạn chủ động thiết kế, tùy biến và sáng tạo website theo ý thích. Thay đổi bất cứ khi nào mà không bị phụ thuộc vào bên cung cấp dịch vụ.

📌 Giải quyết tất cả các gánh nặng về lập trình, thiết kế, đồ họa, IT, lưu trữ và bảo mật dữ liệu.

📌 Sở hữu các công cụ tốt nhất hiện nay với chi phí tối thiểu. Chỉ trả tiền cho những gì sử dụng. Tiết kiệm và tối ưu chi phí nhất có thể với ngân sách và nhu cầu của bạn.

📌 Khả năng tương thích và tích hợp rất mạnh các công cụ cho Sales và Marketing để tạo Leads và tăng chuyển đổi.

Chúng tôi giúp bạn xây dựng và gia cố một ngôi nhà online với nền móng vững chắc nhất. Hãy chỉ tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là kinh doanh và tạo doanh thu.

KHÁM PHÁ NGAY LIÊN HỆ TƯ VẤN

6.2 Joomla

Gần giống như WordPress, Joomla cũng là nền tảng mã nguồn mở, cung cấp nhiều tính năng để thiết kế, quản lý website. Đặc biệt, các tính năng của Joomla phù hợp để bạn thiết kế nên một website thương mại điện tử.

Tuy nhiên, hạn chế của nền tảng Joomla là không dễ sử dụng như WordPress. Bạn cần phải có thời gian làm quen với các tính năng, giao diện trước khi bắt đầu vào việc thiết kế website bằng nền tảng Joomla.

6.3 Squarespace

Squarespace là một nền tảng xây dựng trang web chuyên nghiệp và trang nhã với thiết kế trực quan sống động. Nền tảng này cũng trang bị đầy đủ các chứng chỉ SSL và các tính năng khác để bạn có thể thiết kế website hoàn chỉnh.

Nếu so sánh về mức độ sử dụng phổ biến thì nền tảng Squarespace chưa được sử dụng phổ biến cho các trang web tại Việt Nam.

6.4 Wix

Wix cũng là một trong các nền tảng CMS được nhiều người sử dụng. Với Wix người dùng có thể dễ dàng tạo và tùy chỉnh các trang web bằng trình tạo trang kéo và thả. Hơn thế nữa, Wix tích hợp các giao thức bảo mật, giữ cho trang web của bạn an toàn trước các sự xâm nhập trên Internet.

Nhìn chung, CMS là hệ thống quản trị nội dung dễ dàng, nhanh chóng nhất và người dùng không cần có nhiều các kiến thức liên quan đến mã hóa, code mà vẫn có thể tạo, quản lý, chỉnh sửa website một cách dễ dàng.

Hy vọng rằng các thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích đến bạn, giúp bạn hiểu được tổng quan về thuật ngữ CMS là gì và các thông tin liên quan đến nền tảng CMS.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart