Song song với việc thiết lập và phát triển trang web thì quản trị website WordPress cũng là một công việc khá quan trọng. Một website hoạt động ổn định, bảo mật cần phải có sự quản lý liên tục, việc quản lý sẽ dựa trên một quy trình chung hoặc một số các yếu tố cơ bản cần thiết. Để có thể quản trị website WordPress một cách hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo 8 yếu tố cần thiết sau đây!
Nội dung chính:
1. Sao lưu dữ liệu
Sao lưu dữ liệu hay còn được gọi là backup, đây là quá trình người dùng sẽ sao lưu toàn bộ các dữ liệu của website WordPress như cơ sở tập tin, mã nguồn… tại một thiết bị hoặc dịch vụ lưu trữ đám mây. Khi website gặp các sự cố về phần mềm, người dùng có thể sử dụng các bản sao lưu để khôi phục lại website.
Đối với nền tảng thiết kế website WordPress, bạn có thể sử dụng các plugin sao lưu dữ liệu và thiết lập thời gian cho việc sao lưu tự động.
Để quản lý việc sao lưu dữ liệu hiệu quả, bạn cần lưu ý một số hoạt động như:
- Cài đặt và thiết lập các bản sao lưu động theo khoảng thời gian nhất định
- Xác nhận các bản backup dữ liệu đã được sao lưu tại một thiết bị hoặc dịch vụ lưu trữ
- Xác nhận các tệp sao lưu bao gồm cơ sở dữ liệu WordPress, Themes. Plugin…
- Xóa một số bản sao lưu cũ được lưu trữ cục bộ, đã được lưu trữ tại một thiết bị máy chủ riêng biệt.
2. Sử dụng phần mềm bảo mật
Về cơ bản, WordPress là nền tảng thiết kế website mã nguồn mở cho nên tính bảo mật chưa cao. Chính vì vậy, người dùng cần tích hợp thêm các plugin bảo mật để bảo đảm sự an toàn cho website, đồng thời, theo dõi và thực hiện các yếu tố như sau:
- Cập nhật các phiên bản mới trong WordPress.
- Cài đặt các plugin thực hiện các tác vụ bảo mật trong WordPress.
Ví dụ: iTheme Security là một plugin bảo mật với một số tính năng nổi bật như: kiểm tra các plugin, Themes bị lỗi, thiết lập tính năng phát hiện thay đổi tệp, cài đặt thiết bị đáng tin cậy và tính năng quản lý các phiên bản cập nhật tự động. - Bật reCAPTCHA cho các biểu mẫu đăng ký, nhận xét, đặt lại mật khẩu và đăng nhập người dùng WordPress.
- Xem lại các nhật ký bảo mật bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến bảo mật.
3. Tối ưu hóa hình ảnh và video
Hình ảnh và video là một trong những yếu tố giúp cho website trở nên sinh động và thu hút hơn. Tuy nhiên, có một hạn chế như việc sử dụng hình ảnh và video có kích thước lớn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, làm chậm website.
Chính vì thế, hình ảnh và video là một yếu tố bạn cần phải làm khi quản trị website WordPress
- Tối ưu hóa các hình ảnh, video cho web, sử dụng kích thước tiêu chuẩn do nền tảng WordPress cung cấp.
- Xóa các hình ảnh không sử dụng khỏi Media Library, giải phóng không gian trong WordPress.
- Chỉnh sửa và thêm thẻ alt vào hình ảnh trong bài đăng để tối ưu hóa SEO cho hình ảnh.
4. Cập nhật Themes và Plugin
Thông thường các Themes và Plugin trong WordPress sẽ thường xuyên được cập nhật liên tục. Nhà quản trị cần phải theo dõi để cập nhật lên các phiên bản mới nhất, xem lại các thông báo về các tính năng nổi bật để có thể khai thác sử dụng một cách hiệu quả.
Người dùng cần phải xóa và gỡ bỏ hoàn toàn các Themes và Plugin không cần thiết hoặc không sử dụng để không làm ảnh hưởng đến tốc độ trang web cũng như phát sinh các vấn đề bảo mật khiến website dễ bị tấn công.
5. Quản lý bình luận
Comments WordPress là một yếu tố dùng để kết nối và tăng sự tương tác trong website. Bình luận trên website hay các bài viết blog sẽ bao gồm những bình luận từ khách hàng hay các nhà cung cấp, đối tác. Tuy nhiên, vẫn có những bình luận sai quy định, spam… Người quản trị website cần phải thực hiện một vài các quản lý như:
- Phê duyệt và trả lời các bình luận.
- Xóa các bình luận rác, spam…
- Kích hoạt plugin Akismet để thiết lập tính năng chống thư rác cho website WordPress.
6. Quản lý người dùng và vai trò
Nền tảng WordPress đi kèm với hệ thống quản lý vai trò người dùng tích hợp, bao gồm các đặc quyền khác nhau. Theo mặc định, WordPress hỗ trợ các vai trò như:
- Administrators (quản trị viên): Là người chủ sở hữu trang web, có thể thêm và xóa người dùng, thay đổi mật khẩu, đồng thời tạo và chỉnh sửa các bài đăng cũng như cài đặt plugin và themes.
- Editors (Biên tập viên): Với vai trò này người dùng có thể tạo và chỉnh sửa, xuất bản các bài viết… Tuy nhiên, biên tập viên không có quyền thực hiện các thao tác như cài đặt và thiết kế website.
- Authors (Tác giả): Là người có thể viết và xuất bản các bài đăng theo các danh mục cụ thể và không thể thiết lập thêm danh mục mới.
- Contributors (Người đóng góp): Có thể tạo và chỉnh sửa bài đăng, danh mục, nhưng không thể xuất bản lên WordPress. Các bài viết khi được đăng tải phải có sự xét duyệt từ Authors (Tác giả).
- Subscribers (Người đăng ký): Người dùng chỉ có thể quản lý hồ sơ của họ và không thể thực hiện các thao tác như viết và xuất bản các bài viết.
Để quản lý người dùng (User) một cách hiệu quả trong website WordPress, bạn cần thực hiện các thao tác như sau:
- Xóa tài khoản người dùng không cộng tác
- Khuyến khích người dùng bật xác thực hai yếu tố khi đăng nhập WordPress
- Với quyền quản trị viên, bạn có thể điều chỉnh một số vai trò của người dùng cần thiết
- Khuyến khích các người dùng thiết lập ảnh đại diện và trả lời bình luận.
7. Các bài viết Blog
Các bài viết trong website WordPress, cần phải được duy trì liên tục kết hợp với các nội dung mới để giữ thứ hạng SEO. Ngoài ra, nhà quản trị cũng có thể thống kê lại các bài đăng hoạt động tốt nhất để cải thiện hoặc thêm các ảnh đại diện vào bài viết. Người dùng cũng có thể xóa các bài viết nháp không cần thiết và các bài viết được lưu trữ trong “Thùng rác” để không tốn dung lượng cho website.
8. Tối ưu SEO
Một số hoạt động để giúp nhà quản trị website tối ưu hóa SEO như:
- Cài đặt plugin WordPress SEO để hỗ trợ SEO cơ bản (Ví dụ: Rank Math SEO, Yoast SEO, All in One SEO…)
- Kiểm tra các Landing Page và bài đăng để tập trung vào từ khóa
- Thêm mô tả meta bị thiếu vào Bài đăng và Trang
- Thiết lập Google Analytics để phân tích và đánh giá dữ liệu
- Xem xét dữ liệu phân tích cho tổng số lượt xem trang
- Kiểm tra việc tối ưu hóa giao diện website trên máy tính và các thiết bị điện thoại.
>> Xem thêm: Các bước cài đặt Yoast SEO trong WordPress
Trên đây là 8 yếu tố cần thiết trong việc quản trị website WordPress. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người dùng có thể quản lý website một cách hiệu quả và tối ưu nhất, đảm bảo cho website luôn hoạt động ổn định.