Nếu đã sử dụng qua WordPress chắc hẳn bạn đã quen thuộc với Plugin, một thành phần không thể thiếu cho việc thiết kế website WordPress. Hiện nay, có 60.000 plugin miễn phí hỗ trợ người dùng quản lý trang web. Nhờ có plugin việc tích hợp thêm các chức năng vào website đã dễ dàng hơn rất nhiều khi không cần dùng đến các lệnh code và mã hóa. Vậy thì plugin wordpress là gì và những plugin nào được sử dụng phổ biến hiện nay?
Cùng tìm hiểu!
Nội dung chính:
- 1. Plugin là gì?
- 2. Plugin WordPress là gì?
- 3. Sự khác nhau giữa Plugin miễn phí và trả phí
- 4. Các số liệu thống kê về plugin WordPress trong năm 2022
- 5. Vì sao cần cài đặt Plugin cho website WordPress?
- 6. Plugin trong WordPress có những chức năng gì?
- 7. Một website cần phải cài đặt bao nhiêu Plugin?
- 8. Các plugin nổi bật và phổ biến trong website WordPress
- 9. Cách cài đặt plugin
1. Plugin là gì?
Trong kỹ thuật máy tính, plugin hay còn được gọi là add-on là phần mềm hỗ trợ thêm những tính năng cho một phần mềm ứng dụng lớn hơn.
Nói một cách dễ hiểu thì plugin cũng tương tự như là các ứng dụng trong điện thoại di động, được cài đặt vào để tích hợp thêm các tính năng.
2. Plugin WordPress là gì?
Plugin được xem là một phần mở rộng chức năng của WordPress. Có nghĩa là, bạn có thể thêm các tính năng mới vào website WordPress bằng các Plugin và không cần dùng đến các dòng code và mã hóa.
Các plugin WordPress được tạo thành từ ngôn ngữ PHP, đây được xem là ngôn ngữ phổ biến dùng để xây dựng nền tảng như WordPress.
Plugin trong WordPress có thể giúp bạn quản lý trang web hiệu quả hơn bằng việc tăng thứ hạng kết quả tìm kiếm cho đến cải thiện bảo mật trang web…
3. Sự khác nhau giữa Plugin miễn phí và trả phí
WordPress hỗ trợ rất nhiều các Plugin miễn phí để bạn tích hợp vào website. Bên cạnh đó, sẽ có một vài plugin bạn cần phải trả phí để có thể sử dụng. Những plugin này sẽ có tính năng nâng cao hơn mà các phiên bản miễn phí không có.
Tuy nhiên, trong thư mục plugin miễn phí đã có 60.000 plugin với nhiều những chức năng khác nhau. Bạn có thể chọn lựa các plugin phù hợp với nhu cầu sử dụng và cài đặt vào website WordPress.
4. Các số liệu thống kê về plugin WordPress trong năm 2022
Plugin Yoast SEO với chức năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đã được tải xuống hơn 463 triệu lần.
Plugin Askimet một công cụ tự động lọc các bình luận spam được tải xuống hơn 133 triệu lần.
Plugin Wordfence Security có chức năng bảo mật website toàn diện có hơn 121 triệu lượt tải xuống.
Plugin Jetpack với chiến dịch tiếp thị, thiết kế và bảo mật với hơn 120 triệu lượt tải xuống.
5. Vì sao cần cài đặt Plugin cho website WordPress?
Plugin sẽ khiến cho các website WordPress của bạn trở thành một hệ thống quản lý nội dung đa dạng với nhiều các chức năng hơn, không còn là một công cụ đơn giản chỉ để tạo một blog.
Ngoài ra, những ưu điểm mà plugin mang đến cho người dùng đó là:
- Bạn chỉ cần tìm kiếm các plugin có chức năng phù hợp với nhu cầu sử dụng sau đó cài đặt vào WordPress là có thể sử dụng ngay, không cần phải dùng đến các lệnh code và mã hóa.
- Các plugin được thiết kế và đưa vào WordPress đều có thể vận hành, ít xảy ra lỗi phần mềm.
- Bạn có thể cài đặt và tháo các plugin dễ dàng mà không ảnh hưởng gì đến website.
6. Plugin trong WordPress có những chức năng gì?
Các plugin trong WordPress được chia thành 3 nhóm chính như sau:
- Nhóm plugins với chức năng bảo mật:
Các plugin trong nhóm này sẽ có chức năng bảo mật website được an toàn khỏi những bình luận spam hoặc giữ cho website an toàn trước những tình trạng bị tấn công.
- Nhóm plugins lưu trữ:
Nhóm này sẽ tổng hợp tất cả các plugins có chức năng sao lưu toàn bộ dữ liệu. Hỗ trợ bạn sao lưu toàn bộ dữ liệu khi cần thiết.
- Nhóm plugins có chức năng tối ưu:
Plugin tối ưu là loại plugins được sử dụng phổ biến với các chức năng như tối ưu công cụ tìm kiếm SEO, tối ưu hình ảnh trong trang, tối ưu từ khóa của bài viết…
7. Một website cần phải cài đặt bao nhiêu Plugin?
Để thiết kế và phát triển website WordPress bạn chỉ nên cài đặt thêm các plugin cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bởi vì, việc cài đặt quá nhiều các plugin không cần thiết cũng sẽ đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều băng thông, dẫn đến tốc độ truy cập website bị chậm.
Bạn cũng có thể tham khảo đến giải pháp WordPress được tích hợp của chúng tôi. Đây là giải pháp hỗ trợ cho nhu cầu thiết kế website hoàn chỉnh bằng WordPress. Chúng tôi tích hợp đầy đủ các plugin tối ưu nhất hỗ trợ người dùng thiết kế website chuyên nghiệp và dễ dàng.
8. Các plugin nổi bật và phổ biến trong website WordPress
- Jetpack: Với chức năng chính là bảo mật toàn diện, hỗ trợ cho các chiến dịch tiếp thị làm tăng lưu lượng truy cập trên website.
- Akismet Spam Protection: Tự động kiểm tra tất cả bình luận và lọc ra những bình luận spam. Bảo vệ website khỏi các nội dung độc hại.
- Contact Form 7: Hỗ trợ tạo và quản lý nhiều form liên hệ.
- Yoast SEO: Công cụ giúp tối ưu hóa SEO trên WordPress, giúp website tăng thứ hạng cao hơn trong các công cụ tìm kiếm.
- Elementor Website Builder: Trình tạo web WordPress phổ biến nhất, cho phép người dùng chỉnh sửa trang web bằng cách sử dụng các kỹ thuật kéo – thả cực kì đơn giản.
- WooCommerce: Là một plugin thương mại điện tử mã nguồn mở cho WordPress. Nó được sử dụng để phát triển các website thương mại điện tử với quy mô từ nhỏ đến lớn.
- Classic Editor: Trình chỉnh sửa văn bản đi kèm các chức năng như chỉnh sửa mặc định cho tất cả người dùng, quyền quản trị viên cho việc chỉnh sửa văn bản,…
9. Cách cài đặt plugin
Sau đây là từng bước để cài đặt plugin trong WordPress:
- Bước 1: Đăng nhập vào trang Dashboard của WordPress và chọn menu Plugin >> Add New.
- Bước 2: Tại ô tìm kiếm, gõ tên plugin cần tìm và nhấn phím enter.
- Bước 3: Chọn plugin bạn muốn cài đặt và nhấn “Install”. Sau đó, WordPress sẽ tải plugin về và cài đặt tự động.
- Bước 4: Sau khi hoàn tất giai đoạn cài đặt, bạn sẽ nhấn vào nút kích hoạt (Activate Plugin)
Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có hiểu được plugin WordPress là gì và cần thiết cho website WordPress như thế nào. Với những plugin miễn phí sẽ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của bạn, tuy nhiên có nhiều tính năng bị hạn chế. Bạn có thể sử dụng các plugin từ các phiên bản có phí để tích hợp thêm nhiều chức năng cao cấp hơn cho website.