Để tổ chức của bạn có thể “tồn tại” trên môi trường online, nhất thiết phải có hệ thống máy chủ, nhằm lưu trữ website, tên miền hoặc bất cứ dữ liệu nào cần lưu trên internet.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc sử dụng máy chủ đám mây – Cloud Server đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người tin tưởng và sử dụng máy chủ vật lý truyền thống – Physical Server
Trước khi quyết định lựa chọn giữa hai loại máy chủ này, chúng ta cần phải hiểu rõ các ưu điểm và nhược điểm của máy chủ đám mây và máy chủ vật lý.
Nội dung chính:
1. Máy chủ đám mây là gì?
Cloud Server là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống máy chủ đám mây hay còn được gọi là máy chủ ảo, thực hiện các chức năng như lưu trữ dữ liệu và ứng dụng. Hiểu một cách đơn giản thì khi sử dụng máy chủ đám mây dữ liệu của khách hàng sẽ được lưu trữ trên đám mây và được bảo mật bằng hệ thống máy chủ tầm vĩ mô.
2. Máy chủ vật lý là gì?
Physical Server hay còn được gọi là máy chủ vật lý bao gồm bộ nhớ, bộ xử lý, kết nối mạng, ổ cứng và hệ điều hành (OS) để chạy các chương trình và ứng dụng. Máy chủ vật lý thường được chế tạo thủ công, thiết kế theo một cấu hình cụ thể được sử dụng trong các doanh nghiệp để lưu trữ dữ liệu, hoặc để chạy các ứng dụng và dịch vụ như email, website,…
3. Máy chủ đám mây và máy chủ vật lý hoạt động như thế nào?
Máy chủ đám mây hoạt động gần giống như máy chủ vật lý và có các chức năng tương tự như lưu trữ dữ liệu và chạy ứng dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt của máy chủ đám mây là được đặt ở mọi nơi và có khả năng truy cập từ xa. Ngược lại, máy chủ vật lý thường được đặt tại chỗ và chỉ người dùng tại địa điểm đó mới có thể truy cập được.
>> Xem thêm: Lưu trữ On-premises và Cloud: thuận lợi, bất lợi và giải pháp nào ưu thế hơn?
4. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng máy chủ vật lý
Một số những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng máy chủ vật lý chính là:
4.1 Ưu điểm của máy chủ vật lý
- Tốc độ và hiệu suất
Tốc độ và hiệu suất của máy chủ vật lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ổ đĩa cứng, bộ nhớ RAM, bộ vi xử lý và các phần cứng khác để hỗ trợ các tác vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu. Các máy chủ vật lý thường có tốc độ xử lý và hiệu suất cao để đảm bảo tốc độ cho các ứng dụng và dịch vụ trên máy chủ.
- Tùy chỉnh cấu hình
Tùy chỉnh cấu hình trong máy chủ vật lý là quá trình điều chỉnh các thông số, phần cứng của máy chủ để đáp ứng các yêu cầu và nhu cầu sử dụng tài nguyên của người dùng.
Máy chủ vật lý cho phép người dùng tùy chỉnh và tùy biến các thành phần như: phần cứng và phần mềm để đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
- Quản lý dữ liệu
Với máy chủ vật lý, người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát an toàn và thực hiện các giải pháp bảo mật thích hợp để bảo vệ dữ liệu. Ngoài ra, các dữ liệu trên máy chủ vật lý đều được cấp cho một người dùng hoặc một tổ chức cụ thể và không có tính năng chia sẻ.
4.2 Một số nhược điểm khi sử dụng máy chủ vật lý
- Chi phí cài đặt và duy trì cao
Đối với máy chủ vật lý, bạn sẽ mất một khoản chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo trì và cũng như đội ngũ nhân viên kỹ thuật vận hành máy chủ.
- Khó nâng cấp và mở rộng
Máy chủ vật lý thường khó nâng cấp và mở rộng, bởi vì ban đầu máy chủ vật lý được thiết lập trên một cấu hình cụ thể. Khi mở rộng cấu hình của một máy chủ vật lý, cần phải thực hiện các bước thiết lập rất phức tạp và yêu cầu các kỹ thuật viên phải có những kiến thức chuyên môn để có thể nâng cấp. Nếu không sẽ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống.
- Cần nhiều thời gian cài đặt và thiết lập
Máy chủ vật lý sẽ có thể mất nhiều thời gian cài đặt hơn so với máy chủ đám mây. Bởi vì, khi thiết lập máy chủ vật lý, bạn cần mua phần cứng và phần mềm sau đó cài đặt cấu hình để đảm bảo cho máy chủ hoạt động đúng cách.
5. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng máy chủ đám mây
Máy chủ đám mây được xem là một dịch vụ phổ biến và an toàn nhất với những ưu điểm như sau:
5.1 Ưu điểm
- Khả năng mở rộng dễ dàng
Máy chủ đám mây có khả năng mở rộng dễ dàng hơn so với máy chủ vật lý. Bởi vì máy chủ đám mây được quản lý bởi phần mềm ảo hóa. Khi muốn giảm hoặc nâng cấp thêm tài nguyên, bạn chỉ cần mua thêm không gian lưu trữ mà không cần phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng như máy chủ vật lý.
- Tiết kiệm chi phí
Đối với máy chủ đám mây, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí để xây dựng, duy trì cơ sở hạ tầng cũng như thuê nhân viên bảo trì. Bởi vì tất cả các tính năng này đều được nhà cung cấp đám mây trang bị đầy đủ. Ngoài ra, người dùng sẽ chỉ chi trả cho số lượng tài nguyên thực tế sử dụng, giảm thiểu lãng phí.
- Truy cập mọi nơi
Máy chủ đám mây cho phép người dùng có thể truy cập và quản lý dịch vụ của mình ở bất kỳ đâu, chỉ cần kết nối internet.
- Bảo mật nâng cao
Đối với các dịch vụ cung cấp máy chủ đám mây, họ thường tích hợp sẵn các chế độ bảo mật như tường lửa và mã hóa, tuân thủ theo các tiêu chuẩn bảo vệ toàn diện cho các dữ liệu cho người dùng.
>> Xem thêm: Cloud Server Hosting Là Gì Và Có Những Ưu Điểm Nhược Điểm Như Thế Nào?
5.2 Nhược điểm
Có thể nói, nhược điểm của máy chủ đám mây là phụ thuộc vào hệ thống kết nối internet. Nếu kết nối Internet không ổn định có thể làm gián đoạn các hoạt động trên hệ thống và làm giảm hiệu suất của máy chủ đám mây.
6. Nên chọn sử dụng máy chủ đám mây hay máy chủ vật lý?
Việc chọn lựa sử dụng máy chủ đám mây hay máy chủ vật lý sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và đặc thù của từng doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp, tổ chức của bạn đang có nhu cầu sử dụng tài nguyên máy chủ riêng biệt và muốn kiểm soát toàn bộ cơ sở hạ tầng thì việc sử dụng máy chủ vật lý sẽ hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có ngân sách hạn chế và muốn tối ưu hóa chi phí hoạt động cũng như có nhu cầu sử dụng tài nguyên dựa trên điện toán đám mây – an toàn và linh hoạt thì bạn hoàn toàn có thể chọn lựa sử dụng hệ thống máy chủ đám mây.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về ưu điểm và nhược điểm của máy chủ đám mây và máy chủ vật lý. Hy vọng rằng bạn sẽ chọn được hệ thống máy chủ phù hợp với nhu cầu sử dụng và đặc thù của từng doanh nghiệp.