Trong giới công nghệ, Web Hosting thường được gọi tắt là Hosting. Hosting là dịch vụ không thể thiếu khi bạn cần xây dựng một website. Không có hosting, website của bạn giống như một “thực thể” trôi nổi và không thể hoạt động.
Có nhiều loại dịch vụ Hosting bạn có thể thuê – trong đó có Cloud Server Hosting – dịch vụ lưu trữ dựa trên điện toán đám mây. Vậy thì, Cloud Server Hosting là gì? Nó có những ưu điểm, nhược điểm như thế nào khi ứng dụng vào việc phát triển thiết kế website?
Cùng tìm hiểu!
Nội dung chính:
1. Cloud Server Hosting là gì?
Để có thể hiểu rõ thuật ngữ Cloud Server Hosting là gì, chúng ta sẽ đi vào từng bước phân tích chi tiết nhất.
Cloud Server là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống máy chủ đám mây – hay còn gọi là máy chủ ảo. Nghĩa là thay vì được lưu trữ trên một máy chủ vật lý cố định (Physical Server), dữ liệu của khách hàng sẽ được phân bổ trên đám mây – môi trường internet và được quản lý bởi hệ thống máy chủ tầm vĩ mô.
Từ đó có thể hiểu, Cloud Server Hosting (Cloud Hosting) là dịch vụ lưu trữ và chạy website trên một hệ thống máy chủ đám mây. Cloud Hosting cho phép bạn sử dụng tài nguyên máy chủ từ xa mà không cần dùng đến các máy chủ cục bộ.
Đồng thời, khi website được thiết lập trên Cloud Server Hosting thì sẽ sử dụng tài nguyên của nhiều server cùng lúc. Hiểu đơn giản là, khi một server bị hỏng thì các server khác sẽ làm việc thay thế để giữ cho tốc độ hoạt động luôn ổn định.
>> Tìm hiểu thêm: Hosting Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Web Hosting Trong Website
2. Các loại hình dịch vụ Cloud Server Hosting phổ biến nhất
Các loại hình dịch vụ Cloud Hosting phổ biến nhất hiện nay đó là:
2.1 Public Cloud
Public Cloud là dịch vụ lưu trữ trên nền tảng đám mây, được tạo ra bởi một bên thứ 3 và được cung cấp cho người dùng thông qua đường truyền mạng Internet. Đây được xem là một dịch vụ phổ biến nhất trong các loại hình Cloud Hosting hiện nay.
Khi sử dụng loại hình Public Cloud, bạn chỉ cần trả phí cho các tài nguyên mà mình sử dụng, tiết kiệm được chi phí mua và vận hành các máy chủ riêng của mình.
Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, và Google Cloud Platform… là các nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud “nổi tiếng” hiện nay.
2.2 Private Cloud
Private Cloud là một dịch vụ lưu trữ đám mây, điểm khác biệt của dịch vụ này chính là tài nguyên máy chủ sẽ được cung cấp cho một công ty hoặc tổ chức duy nhất.
Dịch vụ này cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp các tính năng bảo mật dữ liệu cao cấp hơn đồng thời đi kèm với các tính năng khác như: tối ưu hóa về cơ sở hạ tầng, quản lý, quản trị.
Tuy nhiên, mô hình Private Cloud cũng có một số hạn chế như chi phí cao và cần có các phòng ban kỹ thuật chuyên môn cao để quản lý máy chủ riêng.
2.3 Hybrid Cloud
Hybrid Cloud là một mô hình dịch vụ đám mây kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Loại hình này cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt cả 2 dịch vụ đám mây và tùy chỉnh hóa hệ thống sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Mô hình này sẽ có một số khó khăn đi kèm như quá trình quản lý phức tạp, khó kiểm soát hệ thống, đồng thời tốn kém chi phí.
2.4 Community Cloud
Community Cloud là dịch vụ lưu trữ đám mây được sử dụng bởi một nhóm các tổ chức hoặc doanh nghiệp có cùng nhu cầu sử dụng dịch vụ đám mây và bảo mật dữ liệu. Hiểu đơn giản là, dịch vụ này cho phép những tổ chức hoặc doanh nghiệp chia sẻ các tài nguyên đám mây và chi phí với nhau.
Ưu điểm của dịch vụ Community Cloud sẽ tiết kiệm một phần chi phí và sử dụng linh hoạt cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp có cùng nhu cầu về dịch vụ đám mây.
3. Những ưu điểm khi sử dụng Cloud Server Hosting
Cloud Server Hosting được xem là dịch vụ nổi bật và an toàn nhất so với các dịch vụ Hosting khác thông qua các ưu điểm như sau:
3.1 Tính linh hoạt và khả năng mở rộng
Một trong những lợi ích chính của Cloud Server Hosting là tính linh hoạt và khả năng mở rộng dễ dàng. Khi sử dụng dịch vụ này, bạn có thể linh hoạt tăng hoặc giảm số lượng tài nguyên máy chủ theo nhu cầu của website. Đồng thời, bạn cũng sẽ chỉ trả những tài nguyên mà bạn thực sự sử dụng.
3.2 Chính sách bảo mật an toàn
Cloud Hosting có các chính sách bảo mật tốt hơn so với các dịch vụ lưu trữ truyền thống. Bởi vì, dữ liệu sẽ được lưu trữ trên nhiều máy chủ, nếu một máy chủ gặp sự cố, dữ liệu sẽ được chuyển sang một máy chủ khác để có thể tiếp tục hoạt động ổn định và liên tục.
Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường sẽ sử dụng các chính sách bảo mật cấp cao để bảo vệ dữ liệu người dùng an toàn nhất.
3.3 Sao lưu dữ liệu
Khi sử dụng dịch vụ Cloud Hosting, dữ liệu của bạn sẽ được sao lưu thông qua các giải pháp sao lưu dữ liệu trên đám mây. Việc sao lưu dữ liệu trên đám mây rất quan trọng vì nó giúp bảo vệ dữ liệu của bạn trong trường hợp xảy ra sự cố, mất dữ liệu hoặc tấn công bảo mật. Đồng thời, hỗ trợ bạn truy cập và khôi phục dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng.
3.4 Tốc độ xử lý cao và ổn định
Tốc độ xử lý và tính ổn định sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cấu hình máy chủ, băng thông, số lượng người dùng truy cập vào hệ thống, tải trọng của hệ thống,… Nhìn chung thì giải pháp Cloud Hosting cung cấp tốc độ xử lý và tính ổn định cao hơn so với các giải pháp Hosting khác, bởi vì nó sử dụng nhiều máy chủ cùng lúc.
Hơn thế nữa, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật nâng cao để đảm bảo cho dữ liệu và hệ thống của bạn luôn được hoạt động an toàn nhất.
4. Điểm hạn chế của Cloud Server Hosting
4.1 Chi phí
Chi phí Cloud Hosting có thể cao hơn so với chi phí của các giải pháp Hosting cơ bản như Shared Hosting hoặc VPS Hosting. Nhưng nhìn chung thì Cloud Hosting cung cấp nhiều tính năng và có chế độ bảo mật dữ liệu an toàn hơn.
4.2 Kết nối Internet
Cloud Hosting phụ thuộc vào kết nối Internet. Nếu kết nối Internet của bạn gặp sự cố, bạn sẽ không thể truy cập vào website hoặc các tài nguyên máy chủ.
5. Một vài dịch vụ Web Hosting thông dụng nhất hiện nay
Một số dịch Web Hosting thông dụng nhất hiện nay đó là:
- Shared Hosting: Là dịch vụ Hosting được chia nhỏ cho nhiều website, sử dụng chung tài nguyên và bộ nhớ, sức mạnh xử lý…
- VPS Hosting: Đây cũng là dịch vụ hosting cũng dùng chung server với người dùng khác. Tuy nhiên bạn sẽ có một không gian riêng trên server vật lý được thiết lập với bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý dành cho riêng bạn.
- Cloud Hosting: Dịch vụ lưu trữ sử dụng công nghệ đám mây với tốc độ truy cập nhanh chóng và chế độ bảo mật an toàn hơn rất nhiều so với các dịch vụ hosting khác.
- WordPress Hosting: Là dịch vụ Hosting được tối ưu để sử dụng cho website chạy nền tảng WordPress. Người dùng có thể đăng ký dịch vụ Hosting và xây dựng hệ thống website trên nền tảng WordPress để việc hoạt động được tối ưu và hiệu quả.
- Dedicated Server Hosting: Đây là hình thức Hosting thuê riêng một máy chủ vật lý và bạn có toàn quyền sử dụng server từ phần cứng đến cấu hình…
Bạn cũng có thể tham khảo giải pháp WordPress được tích hợp của MMGROUP. Đây là giải pháp bao gồm bộ thiết kế website toàn diện kết hợp cùng dịch vụ lưu trữ Cloud Hosting với chi phí tối ưu nhất.
6. Các dịch vụ Cloud Hosting cho website
Elementor, Hostinger, Godaddy,… là các đối tác cung cấp dịch vụ Cloud Hosting. Các nền tảng này đều được chúng tôi liên kết trong giải pháp WordPress được tích hợp, ứng dụng dựa trên điện toán đám mây – linh hoạt, dễ mở rộng và khả năng tích hợp mạnh.
6.1 Elementor
Elementor là một nền tảng, sáng tạo và thiết kế web không giới hạn có các dịch vụ lưu trữ Hosting với các chức năng như:
- Dịch vụ lưu trữ được cung cấp bởi Google Cloud Platform
- Băng thông rộng với 100GB
- SSL & CDN từ Cloudflare
- Lưu trữ: 20GB
6.2 Hostinger
Hostinger là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ về Web hosting tại Việt Nam và trên thế giới. Hostinger có đa dạng các dịch vụ Cloud Hosting đi kèm với các tính năng như
- Bộ nhớ SSD: 200GB/ 250GB/ 300GB (tùy thuộc vào gói dịch vụ đăng ký)
- Băng thông không giới hạn
- Sao lưu dữ liệu hàng ngày
- Máy chủ tên được bảo vệ trên Cloudflare
6.3 Godaddy
Godaddy hiện là nhà cung cấp các dịch vụ Web Hosting nói chung và dịch WordPress Hosting với một số ưu điểm như:
- Đảm bảo thời gian hoạt động 99,9%
- Bộ nhớ SSD hỗ trợ lưu trữ
- Truy cập vào hàng ngàn chủ đề và plugin miễn phí
- Chứng chỉ SSL, giao thức bảo mật
Nhìn chung, Cloud Hosting là một dịch vụ lưu trữ đám mây an toàn và bảo mật tuyệt đối so với các dịch vụ Hosting truyền thống và việc chọn lựa sử dụng Cloud Hosting sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng website của bạn.
Hy vọng bài viết về Cloud Server Hosting là gì và có những ưu điểm, nhược điểm như thế nào sẽ hữu ích đến bạn. Hỗ trợ bạn chọn lựa được giải pháp lưu trữ phù hợp.