Quản lý website là gì?

Quản lý website là gì? Quy trình quản lý web gồm những gì?

Nếu bạn đang muốn xây dựng và quản lý website của mình, hãy tham khảo bài viết này để biết thực chất Quản lý website là gì và cần làm những công việc cụ thể nào.

Quản lý website là một tập hợp các nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp. Một website muốn hoạt động hiệu quả không thể chỉ dựa vào một cá nhân hoặc chỉ một nhiệm vụ. Sẽ có một quy trình chung về việc quản lý website mà nếu là chủ doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ. Mục đích là có thể tự mình thực hiện hoặc phân công nhiệm vụ cho đúng người, đúng việc.

1. Quản lý website là gì?

Quản lý website là tập hợp nhiều nhiệm vụ khác nhau với mục đích là duy trì sự hoạt động ổn định của web, đảm bảo tính bảo mật và đảm bảo tính hiệu quả trong việc thu thập khách hàng tiềm năng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Những nhiệm vụ chung này có thể chia thành một số đầu việc sau:

  • Thực hiện bảo trì và cập nhật thiết kế website
  • Lập kế hoạch và tạo nội dung website
  • Lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các chiến lược tiếp thị
  • Đảm bảo an ninh trang web

2. Có nên sử dụng dịch vụ quản lý website không?

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy tự trả lời cho các câu hỏi ví dụ dưới đây:

  • Nếu website của bạn gặp sự cố, bạn sẽ làm gì?
  • Bạn có đủ thời gian để quản lý website liên tục, bao gồm cả việc thiết kế web, xuất bản nội dung và tiếp thị quảng cáo hay không?
  • Bạn có giải quyết được các vấn đề về kỹ thuật của website hay không?

Nhìn chung, dù quy mô website của bạn lớn hay nhỏ, sẽ luôn có một quy trình chuẩn cho việc quản lý. Chỉ là các đầu việc sẽ nhiều hơn, phức tạp hơn đối với các web lớn hơn thôi. Một website thương mại điện tử không thể chỉ cần 1 người quản lý. Nhưng các website blog cá nhân thì có thể.

Với một số website bán hàng liên tục như thương mại điện tử, việc ngừng trệ web chỉ trong vài phút có thể dẫn đến mất hàng trăm triệu doanh thu. 

Và khách quan thì, một chuyên gia quản lý trang web biết cách giải quyết vấn đề. Họ sẽ giải quyết nó một cách chính xác mà không làm ảnh hưởng đến website của bạn.

Có nghĩa là, chúng tôi KHUYÊN bạn nên chọn dịch vụ quản lý website hoặc quản lý MỘT PHẦN nhiệm vụ của website, thay vì tự quản lý. 

Chưa đủ thuyết phục bạn? Tham khảo chi tiết các nhiệm vụ của một quy trình quản lý website dưới đây, bạn sẽ thấy nó “rối” như thế nào!

3. Quản lý website bao gồm những công việc nào?

Cùng đi vào chi tiết để xem, các nhiệm vụ này sẽ cần những công việc cụ thể nào:

3.1 Thiết kế website

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng của việc tạo một website hiệu quả về lâu dài. Cho nên, bạn hãy chú trọng và đầu tư và việc thiết kế website trước hết.

thiết kế web

Các công việc này gồm:

  • Chọn tên miền và đăng ký tên miền
  • Đăng ký dịch vụ web hosting
  • Chọn nền tảng quản lý nội dung (CMS)
  • Thiết kế giao diện website bao gồm: trang chủ, các trang như trang giới thiệu, thông tin liên hệ,…
  • Thiết kế menu đầu và cuối trang
  • Bộ nhận diện thương hiệu: màu sắc chủ đạo, logo, chữ viết tắt, các ấn phẩm online liên quan
  • Tối ưu UX/UI
  • Cài đặt các công cụ cần thiết trước như ứng dụng chat trực tiếp, nút gọi điện, tích hợp MXH, tích hợp form đăng ký,…

>> Xem thêm: Các bước thiết kế website chuyên nghiệp: yếu tố cốt lõi không thể bỏ qua

Giải pháp WordPress được tích hợp – Bộ công cụ thiết kế website hoàn chỉnh cho doanh nghiệp

Giải pháp được thiết kế dựa trên lợi thế tích hợp mạnh, linh hoạt chuyển đổi và mở rộng trong tương lai của công nghệ đám mây. Chúng tôi định nghĩa nó như một giải pháp, bởi:

📌 Các giải pháp được chứng thực bởi hàng triệu người dùng toàn cầu: WordPress, Hostinger, GoDaddy, Elementor, AIO SEO, MegaMenu, Google Cloud… và nhiều hơn thế nữa!

📌 Trang bị đủ “đồ nghề” cho bạn chủ động thiết kế, tùy biến và sáng tạo website theo ý thích. Thay đổi bất cứ khi nào mà không bị phụ thuộc vào bên cung cấp dịch vụ.

📌 Giải quyết tất cả các gánh nặng về lập trình, thiết kế, đồ họa, IT, lưu trữ và bảo mật dữ liệu.

📌 Sở hữu các công cụ tốt nhất hiện nay với chi phí tối thiểu. Chỉ trả tiền cho những gì sử dụng. Tiết kiệm và tối ưu chi phí nhất có thể với ngân sách và nhu cầu của bạn.

📌 Khả năng tương thích và tích hợp rất mạnh các công cụ cho Sales và Marketing để tạo Leads và tăng chuyển đổi.

Chúng tôi giúp bạn xây dựng và gia cố một ngôi nhà online với nền móng vững chắc nhất. Hãy chỉ tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là kinh doanh và tạo doanh thu.

KHÁM PHÁ NGAY LIÊN HỆ TƯ VẤN

 

3.2 Quản trị nội dung website

Bước tiếp theo không thể thiếu chính là tạo nội dung cho website. 

Content is King. 

Điều này luôn luôn đúng. Website của bạn không thể gọi là hiệu quả nếu như không có nội dung mới (cho Google) và không đem lại giá trị (cho khách hàng của bạn).

content is king

Các nhiệm vụ của quản trị nội dung bao gồm:

  • Xác định chủ đề chính của website, từ đó phân bổ theo nội dung theo danh mục
  • Lên kế hoạch sản xuất nội dung theo tuần | tháng | năm hay ngắn hạn | dài hạn
  • Phân loại nội dung theo mục đích: nội dung bán hàng, nội dung chạy quảng cáo hay nội dung chia sẻ kiến thức
  • Chọn loại nội dung: Bài viết, landing page, video, hình ảnh, eBook,….
  • Tối ưu nội dung
  • Đánh giá hiệu quả của nội dung định kỳ
  • ….

3.3 Tiếp thị quảng cáo website

Làm thế nào để khách hàng biết đến web của bạn? Cách nhanh nhất chính là lên các chiến dịch truyền thông – quảng cáo website của bạn!

Bạn đừng cho rằng miễn nội dung của bạn hay thì sẽ có người “nhòm ngó” đến web của bạn. Điều này dường như bất khả thi với một thị trường online đầy cạnh tranh như hiện nay. Bạn tuyệt vời đến mấy thì cũng phải “quảng bá” trước đã. Lúc này, khách hàng mới có cơ hội tiếp cận và “nhòm ngó” đến bạn.

Lập kế hoạch tiếp thị quảng cáo dựa trên một số bước dưới đây:

  • Xác định mục tiêu của việc tiếp thị quảng cáo: ví dụ là để tăng lưu lượng truy cập, tăng khả năng chuyển đổi hay tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
  • Xác định loại hình tiếp thị quảng cáo phù hợp: email marketing, quảng cáo trên các MXH hay Google Ads.
  • Xác định ngân sách cho từng chiến dịch
  • Sản xuất nội dung cho từng loại chiến dịch
  • Chạy chiến dịch, theo dõi, đánh giá và tối ưu hiệu quả của chiến dịch
  • ….

Ngoài ra, hãy đầu tư vào SEO. Đây là một quá trình lâu dài. Sử dụng các phương pháp hay nhất về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trên trang web của bạn để mang lại lưu lượng truy cập.

>> Xem thêm: Email Marketing: Từng Bước Tăng Chuyển Đổi Với Khách Hàng Tiềm Năng

3.4 Bảo mật website

Với một môi trường internet hỗn tạp như hiện nay, nếu website không có các biện pháp bảo mật an toàn, bạn sẽ dễ đánh mất website của mình. Các hacker, các cuộc tấn công mạng, lấy cắp dữ liệu,… vẫn đang diễn ra hàng ngày trên internet.

Quản lý website hiệu quả cần đảm bảo website luôn được an toàn. Hãy thực hiện các hành động:

  • Cài đặt mật khẩu cho các quản trị viên và bật tính năng xác thực 2 bước (nếu cần)
  • Cài công cụ chống mã độc và virus cho website
  • Cài đặt các theme và plugins uy tín, không sử dụng các công cụ miễn phí không rõ nguồn gốc
  • Sử dụng HTTPS/chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) cho website
  • Sử dụng tường lửa
  • Sử dụng dịch vụ bảo vệ và backup dữ liệu
  • ……

3.5 Đo lường hiệu quả của website

Lại nói, “Cái gì không đo lường được thì không quản trị được; Cái gì không đo lường được thì cũng không cải tiến được” đã trở thành chân lý trong mọi lĩnh vực liên quan đến quản lý.

Mọi kế hoạch và nhiệm vụ mà bạn xây dựng và thực hiện đều phải đo lường được, tính toán được và đánh giá được kết quả.

Có nhiều công cụ tự động hóa giúp bạn thực hiện các công việc này dễ dàng hơn. Hãy chú ý:

  • Lập các bảng tính, bảng báo cáo cho từng nhiệm vụ quản lý website ở trên
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ như CRM, Google Analytics, Google Web Master Tool, Google PageSpeed Insights,…
  • Tối ưu các chiến dịch quảng cáo thường xuyên dựa trên các số liệu thống kê
  • Theo dõi và tối ưu các chỉ số quan trọng như: Time on site, Traffics, Bounce Rate, CTR,…
  • Theo dõi hiệu quả các dự án và nhiệm vụ bằng Trello, Zoho Projects, Microsoft Projects, Google Calendar,…

Vậy có thể thấy, hàng tá những công việc này không thể chỉ một người có thể thực hiện được. Nó liên quan đến nhiều bộ phận, phòng ban. Có chăng, người quản lý cần nắm được các đầu việc và phân công nhiệm vụ hoặc thuê các đơn vị liên quan, phục vụ cho mục đích quản lý website hiệu quả.

4. Vì sao quản lý website rất quan trọng?

Cho dù bạn đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ hay một tập đoàn lớn, website có thể nói là tài sản quan trọng nhất của bạn.

Nếu trang web của bạn không được quản lý và tối ưu đúng cách, nó không chỉ không đạt được hiệu quả mà còn đánh mất khách hàng. Trên thực tế, 88% người tiêu dùng ít có khả năng quay lại trang web sau một trải nghiệm không tốt.

Hơn nữa website còn là “bộ mặt” của doanh nghiệp. Mà đã là bộ mặt thì bất kì ai cũng muốn nó “đẹp” nhất và “tạo thiện cảm” nhất.

Nếu website của bạn được quản lý và khai thác hiệu quả, bạn sẽ có được nguồn khách hàng ổn định và mở rộng hơn nhờ “tiếp thị truyền miệng”. Từ đó, tiết kiệm được nguồn chi rất lớn cho quảng cáo.

Cùng đánh giá chi tiết về tầm quan trọng của việc quản lý website ở bài này.

Kết

Hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về quản lý website là gì và cần làm những gì cho bạn.

Nhìn chung, quản lý website là một quá trình phức tạp, cần đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc. Thế nên, nắm được bản chất và cốt lõi của nhiệm vụ giúp bạn có phương án quản lý website của mình hiệu quả hơn.

Chúc bạn thành công!

Tóm tắt quy trình quản lý website – mmgroup.vn

quy trình quản lý website

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart