Sitemap là gì? Tầm quan trọng của việc thiết lập sitemap trong website

Sitemap là gì? Tầm quan trọng của việc thiết lập sitemap

Thiết lập Sitemap là một phần quan trọng trong việc thiết kế website. Bởi vì sitemap được xem như một “lộ trình” của website, cho phép các công cụ tìm kiếm xác định và index tất cả các trang web quan trọng. Trong bài viết này, MMGROUP sẽ giải đáp các thông tin về sitemap là gì? Tầm quan trọng của việc thiết lập sitemap.

Cùng tìm hiểu chi tiết!

1. Sitemap là gì?

Sitemap (sơ đồ trang web) là một tệp tin chứa các thông tin về trang web, hỗ trợ cho các công cụ tìm kiếm xác định nội dung, cấu trúc của trang web và liên kết giữa các trang. Đồng thời, Sitemap cũng hỗ trợ cho phép các công cụ tìm kiếm tìm thấy các trang bị ẩn và đảm bảo rằng các trang đều được index nhanh chóng.

Hình ảnh minh họa về sitemap
Hình ảnh minh họa về sitemap – Nguồn: Hostinger

2. Sitemap có nghĩa là gì và có bao nhiêu loại sitemap?

Về cơ bản, sitemap có nghĩa là một sơ đồ trang web, bạn cũng có thể hình dung sitemap như là một bản đồ chỉ dẫn cho các công cụ tìm kiếm biết website của bạn có những gì và ở đâu.

Có các loại sitemap phổ biến và thường được thiết lập đó là:

2.1 HTML Sitemap

HTML Sitemap là loại sơ đồ trang web dành cho người dùng website, cung cấp liên kết đến các trang trong trang web của bạn. HTML Sitemap bao gồm một danh sách các liên kết được sắp xếp theo thứ tự từ trang chủ đến các trang con, các trang chủ đề và các trang chức năng khác.

Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng sơ đồ trang web HTML để hỗ trợ dễ dàng tìm kiếm, truy cập vào các tài nguyên trên website. Thông thường, HTML Sitemap được đặt ở phần Footer để người dùng dễ dàng tìm thấy và truy cập. Ngoài ra, HTML sitemap cũng có thể giúp các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục cho các trang quan trọng của website.

2.2 XML Sitemap

HTML Sitemap là loại sơ đồ được thiết lập giúp để giúp các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và Yandex… có thể định hướng và thu thập các thông tin trên website một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

XML Sitemap thường chứa thông tin về các trang web của bạn, bao gồm các liên kết, thời gian cập nhật, mức độ quan trọng và các thông tin khác.

2.3 Một số sitemap khác

Bên cạnh sitemap chính sẽ có thêm một số sitemap phụ (hay còn được gọi là sitemap con) là các tệp Sitemap nhỏ hơn được liên kết với Sitemap chính của trang web để cung cấp thông tin chi tiết hơn. Các sitemap phụ được sử dụng khi website của bạn có nhiều trang web hoặc có cấu trúc phức tạp và sitemap chính không thể chứa tất cả các thông tin. Một số sitemap phụ đó là:

  • Sitemap Index: Tổng hợp các sitemap được đính kèm nằm trong file robots.txt
  • Sitemap-category.xml: Sitemap chứa danh mục theo cấu trúc website
  • Sitemap-products.xml: Sitemap của các link liên kết sản phẩm
  • Sitemap-articles.xml: Sitemap liệt kê tất cả các bài viết trên trang
  • Sitemap-tags.xml: Sitemap dành cho các thẻ trên website
  • Sitemap-video.xml: Sitemap chứa các video trên website
  • Sitemap-image.xml: Sitemap dành cho các link của hình ảnh

3. Tầm quan trọng của việc thiết lập website sitemap là gì?

Trước khi bước vào các bước hướng dẫn để cài đặt sitemap, chúng ta sẽ cùng phân tích chi tiết tầm quan trọng của việc thiết lập sitemap trong website như sau:

3.1 Giúp tối ưu SEO

Có thể nói, thiết lập sitemap là một trong những yếu tố để bạn có thể tối ưu SEO một cách hiệu quả. Bởi vì, sitemap sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm có thể phân tích và xác định cấu trúc trang web của bạn, đặc biệt là đối với các trang web lớn và phức tạp.

Sitemap cho phép công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung trên trang web của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hỗ trợ cải thiện khả năng hiển thị trang web trên kết quả tìm kiếm và tăng lượng truy cập tổng thể cho trang web.

Khi bạn cập nhật nội dung trên trang web, sitemap sẽ giúp các công cụ tìm kiếm phát hiện nhanh chóng những thay đổi và đánh giá lại trang web dựa trên các thông tin mới

3.2 Hỗ trợ Google Index website mới

Khi một website mới được tạo ra hoặc một trang web mới được cập nhật, sitemap cung cấp cho Google một bản đồ toàn diện về trang web để tìm kiếm và index một cách nhanh chóng. Nếu không có sitemap, Google có thể phải xác định lại các trang web mới với những thay đổi trên website của bạn bằng cách theo các liên kết khác trên website hoặc thông qua các trang web khác. Điều này có thể tốn thời gian và không hiệu quả, và có thể làm chậm quá trình index của Google.

Ngoài ra, sitemap còn cung cấp cho Google thông tin về tần suất cập nhật trang web của bạn. Điều này giúp Google biết khi nào nên truy cập lại website của bạn để tìm kiếm các trang web mới hoặc thay đổi.

3.3 Theo dõi và kiểm soát các liên kết

Sitemap có thể giúp bạn theo dõi và kiểm soát các liên kết trên website của bạn bằng cách xác định những trang nào đã được lập chỉ mục, những trang nào bị lỗi hoặc bị chặn. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ quản lý dự án để hỗ trợ theo dõi và kiểm soát hiệu quả các công việc.

3.4 Cải thiện trải nghiệm người dùng trên website

Sitemap có thể giúp tối ưu hóa trang web của bạn để cải thiện trải nghiệm người dùng. Khi tạo sitemap, người dùng có thể truy cập và định hình được cấu trúc trang web một cách rõ ràng, nội dung chính xác. Khi sitemap càng chi tiết, phân cấp để giúp cải thiện trải nghiệm người dùng của bạn.

4. Khi nào website cần thiết lập sitemap?

Một website cần được thiết lập sitemap, khi trang web, website có các yếu tố như sau:

  • Trang web có quy mô lớn

Thông thường, các trang web với quy mô lớn thì việc đảm bảo rằng mọi trang web đều được liên kết với những trang web khác sẽ khó khăn, có nhiều khả năng Googlebot sẽ không phát hiện và xác định được một số trang web mới. Chính vì vậy, bạn cần phải thiết lập sitemap để hỗ trợ các công cụ tìm kiếm index thông tin nhanh chóng hơn

  • Trang web mới hoạt động và có ít link liên kết

Googlebot sẽ thực hiện trình thu thập dữ liệu web bằng cách đi theo các đường liên kết từ trang này sang trang khác. Do đó, bạn cần nên tạo XML Sitemap để được Google Index và lập chỉ mục.

  • Trang web có nhiều nội dung đa phương tiện

Khi website có nhiều nội dung đa phương tiện như các website thương mại điện tử với nhiều các danh mục, sản phẩm được thiết lập, thì việc tạo các sitemap phụ cho website sẽ giúp cho việc xác định các danh mục sản phẩm hiệu quả và hiển thị kết quả tìm kiếm cách chính xác.

>> Xem thêm: Những Nền Tảng Thiết Kế Web Miễn Phí Phổ Biến Hiện Nay

5. Một số website không cần sơ đồ trang web

Đối với các website có quy mô “nhỏ”, đơn giản, trang web có khoảng 500 trang trở xuống thì bạn không cần thiết lập sơ đồ trang web bởi vì nội dung của trang web đó không quá phức tạp và dễ dàng để Googlebot truy cập và xác định. Nếu trang web chỉ có vài trang và không có liên kết phức tạp giữa các trang, sơ đồ trang web có thể không cần thiết.

Ngoài ra, nếu trang web của bạn không có nhiều tệp nội dung đa phương tiện (video, hình ảnh) hoặc trang tin tức mà bạn muốn đưa lên kết quả tìm kiếm thì có thể không cần thiết lập sơ đồ trang web.

Trên đây là các thông tin về sitemap là gì? Tầm quan trọng của việc thiết lập sitemap trong website. Hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn thiết lập sitemap phù hợp cho website của mình.

Chúc bạn thành công!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart