Một trong các bước đầu tiên để thiết kế website chuyên nghiệp đó là thiết lập và sở hữu tên miền.
Vậy thì tên miền là gì? Quy tắc đặt tên miền như thế nào? Hệ thống phân giải tên miền có chức năng gì? Tất cả những thông tin cơ bản xoay quanh thuật ngữ tên miền sẽ được phân tích chi tiết ngay bên dưới.
Cùng tìm hiểu!
Nội dung chính:
1. Tên miền là gì và bao gồm mấy thành phần chính?
Tên miền (Domain) là tên của một website hoạt động trên internet, hỗ trợ người dùng dễ dàng tìm kiếm website bằng những ký tự.
Ví dụ: mmgroup.vn; matma.com.vn
Nếu không có tên miền, muốn truy cập website, người dùng sẽ phải gõ dãy số IP. Bởi vì, địa chỉ thực của một website là các dãy số IP phức tạp và rất khó nhớ. Ví dụ: 192.0.2.2
Mỗi tên miền là một địa chỉ duy nhất cho một website cụ thể trên Internet, vậy nên sẽ không có sự trùng lặp.
Tên miền hoàn chỉnh có cấu trúc gồm 3 phần, mỗi phần sẽ được phân tách bằng dấu chấm.
- Phần 1: “www” để biểu thị “world wide web”
- Phần 2: Tên miền, thường là tên thương hiệu
- Phần 3: Đuôi tên miền (TLD)
>> Xem thêm: Các bước thiết kế website chuyên nghiệp
2. Các thông tin cơ bản về tên miền Website
Những thông tin cơ bản về tên miền sẽ được phân tích như sau:
2.1 Top Level Domain (TLD)
TLD là phần đuôi tên miền, đây được xem là tên miền cao cấp nhất. Theo tổ chức cấp phát số liệu Internet (IANA) thì có 3 dạng tên miền đã được chỉ định và công nhận chính thức là: gTLD, ccTLD, sTLD.
gTLD: Đây là loại tên miền cấp cao chung, thường được chia theo các loại lĩnh vực chủ yếu của website.
Ví dụ: .com, .net, .org …
ccTLD: Loại tên miền cấp cao nhất phân theo quốc gia. Bao gồm 2 chữ cái chính là mã quốc gia của các nước được quy định theo tiêu chuẩn ISO-3166.
Ví dụ:
- .vn viết tắt cho Việt Nam
- .us viết tắt cho United States (Mỹ)
- .in viết tắt cho Ấn Độ
- .es viết tắt cho Tây Ban Nha,..
sTLD: Tên miền cấp cao nhất được tài trợ, bao gồm các đuôi tên miền của chính phủ, các tổ chức thuộc chính phủ, tổ chức giáo dục, hiệp hội….
Ví dụ: .gov: .edu: .mil
2.2 Các đuôi tên miền phổ biến
Các đuôi tên miền phổ biến thường được sử dụng phù hợp với các ngành nghề dịch vụ như là:
- .com: Được sử dụng trong kinh doanh thương mại
- .org: Tên miền thường được dùng cho các tổ chức phi lợi nhuận
- .gov: Tên miền thường được dùng trong các cơ quan chính phủ
- .edu: Loại tên miền được dùng trong các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trên toàn thế giới.
- .net: Thường được sử dụng cho các nhà cung cấp Internet, các tổ chức có liên hệ trực tiếp đến hạ tầng Internet
2.3 Hệ thống phân giải tên miền (DNS)
Domain Name System (DNS) là hệ thống phân giải tên miền, được phát minh vào năm 1984 cho Internet.
Hiểu đơn giản là, mỗi website sẽ có tên miền và một địa chỉ IP và địa chỉ này rất khó nhớ, bao gồm 4 nhóm số cách nhau bằng 4 dấu chấm (IPv4). Chức năng của DNS sẽ là dịch địa chỉ ‘IP’ thành ‘tên miền’. Người dùng sẽ không cần nhớ địa chỉ IP mà chỉ cần nhập tên miền để truy cập.
2.4 Phân biệt tên miền và Hosting
Để thiết kế và vận hành một website, bạn cần có tên miền và Hosting, cả 2 như có quan hệ cộng sinh bổ trợ cho nhau.
Hosting chính là dịch vụ lưu trữ web dùng để lưu trữ nội dung của website, dịch vụ mail, FTP,… Các nhà cung cấp Hosting sẽ chịu trách nhiệm giữ các Server (máy chủ vật lý) hoạt động liên tục nhằm chống lại các tình trạng xâm nhập, bảo vệ website người dùng.
Nếu không có Hosting website có hoạt động được không?
Nếu không có Hosting, website sẽ chỉ hoạt động trên máy tính của bạn, không ai có thể sử dụng và nhìn thấy được website đó. Khi có Hosting, bất kì ai cũng sẽ thấy website của bạn, truy cập vào website bằng tên miền.
>> Tìm hiểu thêm: Các loại Hosting phổ biến trong thiết kế Website
2.5 Sub Domains
Sub Domains là tên miền phụ và “www” nổi tiếng của World Wide Web là ví dụ phổ biến nhất về tên miền phụ. Tên miền phụ có thể được tạo trên máy chủ DNS, mà không cần phải đăng ký. Tên miền phụ có chức năng giúp bạn thiết lập nhiều Web trên các lĩnh vực khác nhau trên cùng một tên miền chính.
Ví dụ: store.mmgroup.vn
2.6 Các quy tắc khi đặt tên miền
Khi đặt tên miền, bạn cần tuân thủ theo các quy tắc như sau:
- Tên miền phải có đầy đủ 3 phần và tổng các ký tự của 3 phần không được quá 63 ký tự.
- Tên miền không được chứa các ký tự đặc biệt như “@, !, # … và khoảng trắng.
- Không được đặt dấu (-) ở đầu hoặc cuối tên miền.
- Tên miền chỉ được dùng các ký tự trong bảng chữ cái Alphabet (a-z), số (0-9) và dấu (-)
- Tên miền sẽ được đăng ký thành công khi không trùng với bất kỳ tên miền nào khác. Khi đã đăng ký tên miền cũng sẽ không được chỉnh sửa, thay đổi.
- Tên miền không được sử dụng dấu trong tiếng Việt.
3. Cách đăng ký tên miền có phí và miễn phí
3.1 Cách đăng ký tên miền có phí
Tên miền có phí là những tên miền được đăng ký tại các dịch vụ cung cấp tên miền uy tín và chất lượng. Tên miền sẽ được gia hạn theo năm hoặc theo tháng phù hợp với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, tổ chức.
Hoạt động đăng ký tên miền được giám sát bởi Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN).
3.2 Các dịch vụ đăng ký tên miền miễn phí
Tên miền miễn phí là tên miền mà khi bạn sử dụng sẽ không mất bất kỳ khoảng phí nào để duy trì tên miền. Bạn cũng có thể sử dụng và đăng ký tên miền miễn phí trên các trang web uy tín. Tuy nhiên tên miền miễn phí đôi khi gặp những rủi ro và sẽ không có đơn vị hỗ trợ kỹ thuật và việc đăng ký tên miền miễn phí sẽ chỉ phù hợp với các hoạt động như:
- Test hoặc trải nghiệm website
- Thử lập trình web
- Sử dụng cho các hoạt động sự kiện hoặc các dự án ngắn hạn
Trên đây là những phân tích chi tiết về tên miền là gì và những thông tin cơ bản liên quan đến tên miền website. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về tên miền.